TRÙNG TANG THEO QUAN NIỆM DÂN GIAN VÀ CÁCH TÍNH, Hoá giải và lưu ý khi người mất tuổi gì thì tuổi gì nên tránh mặt lúc hạ huyệt …vv
Người viết : An Khang.
Có 2 cách tính Trùng tang:
– Thứ Nhất, Trùng tang có thể là thời gian lúc mất, trùng năm (như người tuổi Dần mất năm Dần), trùng ngày (như người tuổi Sửu mất ngày Sửu), trùng giờ (như người tuổi Ngọ mất giờ Ngọ).
– Thứ Hai, là cách tính Trùng tang theo Địa Chi giống như tính Nhập mộ ở hình dưới !
* Đầu tiên tính tuổi người chết theo chẵn chục (10, 20…) khi hết tuổi chẵn tính tiếp các tuổi lẻ theo thứ tự 1,2,3…đến tuổi mất, tính đến đâu thì ghi lại cung đó;
* Sau đó tính tiếp đến tháng chết vào cung ngay sau cung tính năm, khởi từ tháng Giêng, ghi lại cung đó;
* Rồi tính tiếp đến ngày chết vào cung ngay sau cung tính tháng khởi từ ngày mùng 1, ghi lại cung đó;
* Sau cùng đến giờ chết vào cung ngay sau cung tính ngày khởi từ Tý, ghi lại cung đó. Chú ý giờ âm lịch chỉ chia một ngày ra 12 giờ: Tý (23-01 giờ), Sửu (01-03 giờ)…Hợi (21-23 giờ).
Sau khi tính xong thì kết luận.
7. Tổng hợp lại:
Nếu căn cứ vào phép tính Trùng tang như trên thì cả nam và nữ những người chết mà có tuổi âm lịch (năm Dương lịch hiện tại – năm sinh theo Dương lịch + 1) bằng: 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28, 31, 34, 37, 40, 43, 46, 49, 52, 55, 58, 61, 64, 67, 70, 73, 76, 79, 82, 85, 88, 91… sẽ rơi vào trùng tang. Từ đó quy nạp ngược lại theo hệ Can Chi thì những người có tuổi:
– Địa chi năm sinh: Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU thì rơi vào trùng tang.
– Địa chi năm sinh: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm DẦN, THÂN , TỴ, HỢI thì rơi vào trùng tang.
– Địa chi năm sinh: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI có nghĩa là chết vào các năm “xung” (tứ hình xung) sẽ bị trùng tang.
8. Ví dụ cụ thể: Một người đàn ông chết vào giờ Dần, ngày mùng 6 tháng 3 (tháng Thìn), năm nay hưởng thọ 66 tuổi (tính theo âm lịch):
– Cách tính: Khởi 10 tuổi tại cung Dần,20 tuổi tại cung Mão, 30 tuổi tại cung Thìn, 40 tuổi tại cung Tị, 50 tuổi tại cung Ngọ, 60 tuổi tại cung Mùi, 61 tuổi tại cung Thân, 62 tuổi tại cung Dậu, 63 tuổi tại cung Tuất, 64 tuổi tại cung Hợi, 65 tuổi tại cung Tý, 66 tuổi tại cung Sửu (gặp năm nhập mộ, tốt); Sau cung Sửu khởi tháng Giêng tại cung Dần (liền sau cung Sửu), tháng 2 tại cung Mão, tháng 3 tại cung Thìn (gặp tháng nhập mộ, tốt); Sau cung Thìn khởi ngày mùng 1 tại cung Tị, mồng 2 tại cung Ngọ, mùng 3 tại cung Mùi, mùng 4 tại cung Thân, mùng 5 tại cung Dậu, mùng 6 tại cung Tuất (gặp ngày nhập mộ, tốt); Sau cung Tuất khởi giờ Tý tại cung Hợi, giờ Sửu tại cung Tý, giờ Dần tại cung Sửu (gặp giờ nhập mộ, tốt). Như vậy người chết đã tận số. Con cháu về sau sẽ làm ăn thuận lợi, không phải lo lắng nhiều về người chết nữa. Nếu gặp trùng năm, trùng tháng thì cũng không đáng lo ngại. Nhưng nếu trùng ngày hoặc trùng giờ thì xấu.
Người xưa có câu:
“Tý, Ngọ, Mão, Dậu vi Thiên Di
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vi Nhập Mộ
Dần, Thân, Tị, Hợi thị Trùng Tang”.
9. Cách hoá giải Trùng tang:
Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp giờ, ngày, tháng, năm xấu, cần hoá giải, làm cho người “ra đi” không còn “khả năng” gây “ảnh hưởng” xấu đến người thân thiết đang sống.
Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ (tức là đã chơi cũ rồi) bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm.
* Dùng bộ bài Chắn gồm 120 quân bỏ 20 quân Yêu đi, tức là bỏ bộ Nhất và bộ Nhị, chứ không bỏ Bát sách. Kèm theo là 1 cuốn lịch Tàu hoặc bộ sách Trương Thiên Sư, và bộ Bùa trùng tang.
* Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc tam hợp địa chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác.
Ví dụ: Trùng tang tại Tị, vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh .
Ví dụ: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm. Ngoài tránh mặt lúc “liệm” thì còn cần phải tránh cả lúc “nhập quan”, “đóng cá” và đặc biệt là cả tránh lúc “hạ huyệt, lấp đất”.