CHỌN ĐẤT LÀM NHÀ , ĐẶT MỘ

Tháng mười hai 22, 2023

NGUYÊN TẮC TRONG  CHỌN ĐẤT LÀM NHÀ, ĐẶT MỘ

Mảnh đất chọn phải tàng phong tụ khí, trong đó yếu tố Thủy, là quan trọng nhất. “Phong thủy chi pháp, đắc thủy vị thượng, tàng phong vị thứ” (Phép phong thủy: lấy Thủy làm chỉ tiêu đầu tiên, Phong là thứ hai), nghĩa là phải chú ý đến các dòng chảy, hồ ao, giếng nước xung quanh.

– Những mảnh đất tốt :

1. Dạng “Cự môn thổ tinh”: Quanh nhà ở có đường đi hay dòng sông bao bọc. Cự môn là tên của thần tài vận, sống lâu ở chỗ đất này địa khí sẽ giữ được tiền của, năng lực tích lũy ngày càng nhiều.

2. Nước cong chín khúc: Một địa hình địa khí khó lưu tán. Vì dòng nước có thể lưu giữ địa khí nên chỗ sông uốn khúc là nơi có thể lưu giữ nhiều linh khí. Địa thế này được xem là đất cát tướng.

3. Nước bao kép ở phía trước: Đó là địa thế sinh ra của cải.

4. Dạng nước bao đơn phía trước: Địa hình này dễ tụ địa khí. Phía trước là một dòng sông bao một phía quanh nhà. Loại địa hình này cũng có thể xem dòng sông như là đường đi, hoặc xem chỗ đất lưu không hướng về đường đi.

5. Dạng nước bao vòng: Cửa trước của nhà ở nếu có một con sông hay đường đi bao quanh là thuộc dạng nước lượn quanh chín khúc. Địa lý phong thủy coi đây là loại địa hình lý tưởng nhất, linh khí dễ hội tụ nhất.

6. Dạng “Văn khúc thổ tinh”: Loại địa hình mà khí tốt sẽ chảy vào từ cửa chính trước. Nhưng trước cửa nếu không phải là sông mà là con đường thì phải lấy hướng chảy của nước khi trời mưa để phản đoán.
– Những mảnh đất xấu

1. Dạng “dắt trâu”: Địa hình này tán tài, tán khí. Nước sông hoặc đường đi từ hai bên nhà ở hợp tụ lại phía trước cửa rồi sau đó chảy đi. Đó gọi là dạng “dắt trâu”, thuộc loại các tướng.

2. Dạng chữ bát: dễ gây cho gia đình không hòa thuận, dễ bị bệnh đau mắt. Thế đất này ngược với dạng “dắt trâu”. Nhà ở trong địa hình này thường có sự bất hòa hoặc hay bị bệnh đau mắt.

3. Dạng cung ngược: Dạng địa hình này hao tổn tài và trong hôn nhân hay có sự thay đổi. Địa hình này là địa hình cung ngược, không những hao tài tốn của, mà trong gia tộc hay gia đình thường bất hòa, thậm chí trong hôn nhân còn hay trắc trở.

4. Dạng nhảy ngược: Đây là loại địa hình nhà đối diện với hình cung ngược. Địa hình này cũng là đất hung tướng.

5. Dạng lưỡi nhô: Nhà ở đối với sông ngòi hoặc con đường, chỗ con đường hoặc dòng sông đi qua phía sau nhà nhô lên hình lưỡi thì chủ nhân dễ chuốc lấy điều thị phi hoặc bị lôi cuốn vào những cuộc tranh chấp liên miên.

6. Dạng bị xói: Phía sau nhà ở nếu có một con đường (hoặc dòng sông) chảy thẳng vào nhà. Thủy khí của nó đâm thẳng vào sau nhà giống như người bị sự cố làm hại bất ngờ. Con đường hoặc dòng sông càng hẹp thì “sát khí” càng mạnh. Địa hình này chủ nhân dễ bị hại.

7. Dạng “chữ đinh” ngược: Đường cái hoặc dòng sông cong ngược và đâm vào sau nhà cũng gọi là đất hung tướng.

8. Dạng cầu bạch hổ: Do vị trí của cầu tương quan lệch với nhà nên cũng dẫn đến không tốt. Tuy nhiên không phổ biến. Khi cầu nằm ở phía bên phải của nhà ở thì rất dễ phát sinh tai nạn giao thông.

9. Dạng nước cong ngược và dạng bạch hổ quay đầu: Cạnh nhà có dòng sông hoặc con đường chạy qua, đến trước cửa nhà lượn vào trước cửa nhà thì gọi là dạng nước cong ngược. Gia chủ thường bất hòa, hay gặp sự cố hoặc bệnh tật, bất hòa thuận trong gia đình hoặc láng giềng, phát sinh những tai nạn bất ngờ hay bệnh tật.