Đại tiểu không vong và gợi ý cách hoá giải

Tháng mười hai 20, 2023

Đại , tiểu không vong và gợi ý cách hoá giải
Người viết  : AN KHANG!

– Trước tiên ta tìm hiểu về phân kim :

PHÂN KIM.
Phân kim là phép đặt sơn hướng, đặt tâm cổng, cửa vào những vị trí có độ số tốt nhất. Tránh phạm vào Không vong, lạc quái, sai thác.
Nếu độ số chính giữa ko vong thì lấy độ gì biết bên Sơn nào , quái nào mà lập quái hướng , lấy độ gì mà phi tinh đây ? Thầy Có nên bỏ chạy với hướng nhà phạm này ko hay khuyên gia chủ bán , hay có hố đen nhỉ ? ( và thật sự nếu hiểu tận tình về khí thì sẽ thấy có những hướng đại ko vong thì cũng Bình thường chứ ko gây họa lớn )!
Không vong ( hay nói chung độ số xấu : là tạp khí lẫn lộn giữa 2 cung ,hoặc 2 Sơn vị , hoặc 2 quái vận , hoặc 2 phân kim có thể cùng hoặc khác tính chất âm dương- có kiêm được hay ko để phân biệt , cụ thể sau :

1. Đại không vong :
Nhà phạm hướng Đại Không Vong thì người trong nhà thường ngủ gặp ác mộng, ma quái, tinh thần dễ bất an, tâm lý hay xáo động, cáu gắt, nóng giận vô cớ, dễ liên quan chuyện thị phi, kiện cáo, hình ngục, nếu phạm nặng (thêm các yếu tố cực xấu khác) thì nhà có kẻ chia ly, thân thuộc ly tán, gia đạo bất an, biến động…
Là đường phân tuyến ( có 8 đường ) giữa các cung ( quẻ ) bát quái, trong đó có 4 Đại không vong có thấu Địa long và 4 Đại không vong không có Thấu địa long.
a/ Tứ Đại Không vong không có thấu Địa long bao gồm những đường sau :
* Đường phân tuyến giữa quẻ Chấn và quẻ Cấn.
* Đường phân tuyến giữa quẻ Tốn và quẻ Ly.
*Đường phân tuyến giữa quẻ Khôn và quẻ Đoài.
* Đường phân tuyến giữa quẻ Càn và quẻ Khảm.
Tứ Đại Không vong có thấu Địa long là hung họa nhất trong trạch vận.
b/ Tứ Đại Không vong có Thấu Địa long là khi mà sơn hướng nhà , tâm cổng, cửa rơi vào các vị trí sau :
* Long Nhâm Thìn ( Vòng 60 Thấu Địa long ).
* Long Ất Mùi.
* Long Mậu Tuất.
Long Kỷ Sửu.
Thật ra vòng này chủ yếu dùng cho âm Trạch !
Lạc vào Bát Đại không vong là tối hung họa, thường gây ra bệnh tật, tai họa, chết người, hao tiền , tốn của. Khi lạc vào Lạc vào Bát Đại không vong thì đa phần gia đình không hòa thuận , hôn nhân lục đục, hay bị cô quả .
c/ Lạc quai
Lạc quái là đường sơn hướng của nhà , đường tâm cổng, cửa nằm sát vào đường phân tuyến giữa các quẻ. Long lạc quái bao gồm :
* Giáp Dần – Đinh Mão.
* Đinh Tỵ – Canh Ngọ.
* Canh Thân – Quý Dậu.
* Quý Hợi – Giáp Tý.
Lạc quái là tiến thoái bất nhất, vợ chồng lục đục, anh em bất hòa, văn nhân hay mắc phải bệnh tâm thần, nhiều sự việc bất hạnh liên tiếp xảy ra. Người ta gọi nhà Lạc quái là ” tiện cục “.
d/ Âm dương sai thác
Âm dương sai thác là đặt sơn hướng của nhà hoặc tâm của cổng, cửa nằm đúng vị trí của bát long sau :
* Bính Thìn – Kỷ Tỵ.
* Kỷ Mùi – Nhâm Thân.
* Nhâm Tuất – Ất Hợi.
* Quý Sửu – Bính Dần.
Nhà phạm vào âm dương sai thác là tiến thoái lưỡng nan ( Còn gọi là âm dương sai thố ). Nhà loại này hay bị kiện tụng , miệng tiếng thị phi, khẩu thiệt, tổn nhân đinh, dễ mất chức, giới sĩ bị bôi bẩn , hoen ố. Nhà này gọi là nhà ” Bại cục “.
2. Tiểu không vong :
Cũng như Đại Không Vong, nhưng mức độ thấp hơn, người trong nhà đó mọi sở cầu đều bất như ý, công danh, tài lộc đều không thuận, sức khỏe và tình cảm gia đình đều có vấn đề, hay ngủ mơ thấy điềm gở, tinh thần không thông suốt…
Là đường phân tuyến giữa 24 sơn. Có 16 đường Tiểu không vong , trong đó có 8 đường Tiểu không vong không có long và 8 đường Tiểu không vong có long.
a/ 8 đường Tiểu không vong không có long bao gồm :
* Đường phân tuyến giữa Mão – Ất .
* Đường phân tuyến giữa Thìn – Tốn.
* Đường phân tuyến giữa Ngọ – Đinh.
* Đường phân tuyến giữa Mùi – Khôn.
* Đường phân tuyến giữa Dậu – Tân.
* Đường phân tuyến giữa Tuất – Càn.
* Đường phân tuyến giữa Tý – Quý,
* Đường phân tuyến giữa Sửu – Cấn.
b/ 8 đường Tiểu không vong có long.
Đường phân tuyến giữa Tân – Mão.
* Đường phân tuyến giữa Quý – Tỵ.
* Đường phân tuyến giữa Giáp- Ngọ.
* Đường phân tuyến giữa Bính – Thân.
* Đường phân tuyến giữa Đinh – Dậu.
* Đường phân tuyến giữa Kỷ – Hợi.
* Đường phân tuyến giữa Mậu – Tý.
* Đường phân tuyến giữa Canh – Dần.
Tuyến Tiểu không vong: nếu tuyến Đại không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 hướng, thì tuyến Tiểu không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 sơn. Như chúng ta đã biết, trên la bàn gồm 360 độ được chia ra 8 hướng, mỗi hướng chiếm 45 độ. Trong mỗi hướng lại được chia ra làm 3 sơn, nên mỗi sơn chiếm 15 độ. Cho nên tổng cộng có 24 sơn trên la bàn, và vì vậy cũng có 24 tuyến Tiểu không vong chính như sau:
– Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5, 7 độ 5, và 22 độ 5.
– Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5, 52 độ 5, và 67 đô 5.
– Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5, 97 độ 5, và 112 độ 5.
– Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ 5, 142 độ 5, và 157 độ 5.
– Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5, 187 độ 5, và 202 độ 5.
– Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5, 232 độ 5, và 247 độ 5.
– Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5, 277 độ 5, và 292 độ 5.
– Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5, 322 độ 5, và 337 độ 5.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng như 22 độ 5 của hướng BẮC, 67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG… cũng chính là những tuyến Đại không vong.
Cho nên trên thực tế, những nhà có hướng phạm phải những tuyến Đại không vong bao giờ cũng kèm thêm vấn đề phạm cả tuyến Tiểu không vong nữa. Chính vì vậy mà mức độ phát sinh tai họa của chúng mới càng thêm mãnh liệt.
Ngoài 24 tuyến Tiểu không vong chính ở trên, còn cần phải để ý đến những tuyến nằm gần khu vực đường ranh giới giữa 2 sơn, nhưng cũng chia thành những trường hợp khác biệt như sau:
1) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Địa nguyên Long, 1 Sơn thuộc Thiên nguyên Long (xin xem lại bài “24 sơn-hướng và Tam nguyên Long): thì tất cả những tuyến nằm gần tuyến Tiểu không vong chính trong khoảng cách là 1 độ rưỡi – dù là bên trái hay bên phải của nó – cũng đều bị coi là những tuyến Tiểu không vong.
2) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Thiên nguyên Long, 1 sơn thuôc Nhân nguyên Long: thì chỉ có tuyến vị chính giữa 2 sơn mới bị coi là tuyến Tiểu không vong mà thôi. Tuy nhiên trên thực tế thì những tuyến Tiểu không vong này đều vô hại. Lý do là vì trong cùng 1 hướng thì sơn thuộc Thiên nguyên Long bao giờ cũng cùng âm-dương với sơn thuộc Nhân nguyên Long. Mà vì đã nằm trong cùng 1 hướng, lại cùng 1 khí âm hoặc dương, nên dù có nằm chồng lên đường phân giới giữa 2 sơn cũng vẫn không sợ khí bị pha tạp hay hỗn loạn.
Như vậy nếu xét kỹ thì thật ra trên la bàn chỉ có 8 tuyến Đại không vong và 8 tuyến Tiểu không vong chính mà thôi. Bên cạnh chúng còn có thêm 1 số tuyến nằm trong khoảng cách 1 độ 5 ở 2 bên cũng đều được xem là những tuyến vị Đại-Tiểu không vong cả. Còn ngoài ra, những tuyến vị nằm giữa 2 sơn thuộc Thiên nguyên Long và Nhân nguyên Long trên thực tế không phải là Không vong. Còn những tuyến nằm giữa 2 sơn thuộc Nhân nguyên Long và Địa nguyên Long là trường hợp Đại không vong rồi vậy.
3. Lưu ý thêm
Ngoài những tuyến Đại-Tiểu không vong ở trên thì trong 1 số sách vở còn đề cập đến những đường phân giới của 64 quẻ tiên thiên, và cũng xem những tuyến đó là Đại không vong. Rồi gộp hết tất cả những tuyến đó, cộng với những tuyến Đại-Tiểu không vong chính và gọi chúng là những tuyến “BẤT KHẢ LẬP” (tức những tuyến vị không thể chọn để lập hướng nhà hay mộ).
Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì thấy những đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra cũng trùng với những tuyến vị “Phân châm” hoặc “Phân kim” trên Tưởng bàn (tức 1 loại la bàn do Tưởng đại Hồng làm ra), mà trong đó, cách tính để chia tuyến vị của 64 quẻ Tiên Thiên như sau: lấy 64 quẻ chia cho 8 hướng, thì mỗi hướng có 8 quẻ. Mỗi hướng tổng cộng có 45 độ, chia cho 8 quẻ thì mỗi quẻ chiếm 5 độ, còn dư 5 độ. Để phân chia cho đồng đều, Tưởng đại Hồng xếp 5 quẻ tiên thiên vào phần giữa của mỗi hướng (tỗng cộng là 40 độ). Còn khu vực tiếp giáp giữa mỗi hướng thì để chừa ra mỗi bên là 2 độ 5 (tổng cộng là 5 độ). Khu vực này được coi là khu vực “xuất quái” (ra khỏi quẻ hay hướng).
Như vậy, tổng cộng độ số của 8 quẻ (40 độ) và khoảng trống ở gần ranh giới giữa 2 hướng (5 độ) là 45 độ, tức đã bao hàm hết 1 hướng. Nếu tính như vậy thì tất cả mọi tuyến vị chính giữa của 24 sơn đều nằm trên đường phân giới của 64 quẻ Dịch.
CHÚ Ý :
Một số sách vở bây giờ, kể cả các trung tâm dạy HKĐQ cho rằng các tuyến độ chính giữa mỗi sơn là tiểu không vong, chính giữa mỗi Cung là đại không vong và chinh giữa của các quái vận khắc , tất cả lấy +- 1 độ( thì nó có sai lệch đi độ số ko vong của HKPT và tam hợp phái không? Xem lại Lt này !
4. HÓA GIẢI KHÔNG VONG:
Khi nhà phạm hướng “Bất khả lập tuyến”, tức phạm Không Vong, thường là xấu, do vậy có cách hóa giải hướng này bằng những phương pháp trấn yểm của phong thủy. Có nhiều giải pháp, nhưng thường thì phương pháp phổ thông nhất vẫn được biết đến là xây xéo- dịch cái đuôi nhà để làm lệch tâm nhà nhằm tránh độ số ko vong đó , hoặc xéo hướng Đại môn ( làm cửa lệch) – cái này làm không cẩn thận thì khí vào mạnh hơn xung sát mạnh hơn , hay hướng cửa cộng thêm việc thiết kế số đo Thông thủy cửa nhà sao cho vào cung tốt của thước Lỗ Ban. ( Đó là nhà chưa ở và cuộc đất rộng còn đất thành phố thì làm sao đây?)
Còn theo mình tự nghiên cứu, đúc kết thì mình sẽ dùng phương pháp tách khí và cũng tùy vào độ số và mình có phương pháp riêng đây gọi là đặc quyền pháp ( xin được hé lộ tới đây thôi)!