Tất Tật Y LÝ CƠ BẢN VỀ NGŨ TẠNG & ÂM DƯƠNG…
A. NGŨ TẠNG LÀ 5 CƠ QUAN TÀNG TRỮ:
– Tâm tàng thần
– Phế tàng phách
– Can tàng hồn
– Tỳ tàng ý và trí
– Thận tàng tinh và trí
☆ TÂM :
a. Chủ thần minh
b. Chủ huyết mạch, ứng ở mặt
c. Quan hệ với lưỡi.
☆ CAN:
a. Can tàng huyết
b. Can chủ mưu sự (mưu kế, lo nghĩ )
c. Can quan hệ với gân, móng tay móng chân
d. Can quan hệ với mắt.
☆ TỲ:
a. Tỳ chủ vận hoá
b. Tỳ thống huyết
c. Tỳ quan hệ với tứ chi, cơ nhục cho đến miệng, môi.
☆ PHẾ:
a. Phế chủ khí
b. Phế chủ tiết, điều hoà huyết dịch của thân thể
c. Phế hiệp với da lông
d. Phế khai khiếu ở mũi
e. Phế quan hệ với cuống họng âm thanh.
☆ THẬN:
a. Thận tàng tinh
b. Thận quan hệ với sinh trưởng phát dục
c. Thận chủ về hoả của mệnh môn
d. Thận chủ xương tủy thông với não
e. Thận khai khiếu ở tai và nhị âm (đại, tiểu tiện).
B. ÂM – DƯƠNG
Tính âm và tính dương là hai tính chất có trong sự vật đặc biệt là trong cơ thể con người và những bộ phận, cơ quan trong đó.
Thông thường ai cũng thấy được tính ÂM và DƯƠNG của sự vật, như:
Bóng tối (âm) và ánh sáng (dương)
Lạnh (âm) và nóng (dương)
Nặng (âm) nhẹ (dương)
Bên trong (âm) bên ngoài (dương)
Phía dưới (âm) và phía trên (dương)… v.v…
♧ Cần ghi nhớ những quy luật sau đây:
1. Có âm tất phải có dương (và ngược lại) mới thành sự vật.
2. Trong âm có dương và trong dương có âm.
3. Âm sinh trong dương và dương sinh trong âm.
4. Âm và dương sinh ra nhau và khống chế nhau.
C. NGŨ HÀNH
Nếu âm dương là những nguyên tính gây ra biến chuyển (dịch biến) thì ngũ hành là quy luật chung nhất của dịch biến.
Ngũ hành là 5 bước đi có khi gọi là ngũ vận (là 5 đoạn chuyển đổi).
Vậy ngũ hành là 5 giai đoạn biến đổi, chuyển hóa của sự vật đặc biệt là sự sống , sinh lý con người.
Mộc – hỏa- thổ – kim- thủy (gỗ – lửa – đất – vàng nước) không phải là chất liệu, mà chỉ là những tên gọi tiện lợi của 5 đoạn chuyển biến, chúng chỉ có tính tượng trưng cho quá trình dịch biến.
* Mộc (thuộc gỗ) tượng trưng cho trạng thái phát triển, mùa xuân thuộc mộc.
* Hỏa (lửa) tượng trưng cho mức cùng tột lớn nhất của sự vật, mùa hạ thuộc hỏa.
* Thổ (đất) biểu tượng cho mức trung hòa của biến hóa: mùa trường hạ (khi hè sắp sang thu) thuộc hành thổ.
* Kim (vàng , kim loại) tượng trưng cho chức năng đang thoái hóa), mùa thu thuộc kim.
* Thủy (nước) biểu tượng sự ngưng đứng yên tỉnh chuẩn bị cho một ký biến đổi khác, mùa đông thuộc thủy, nó chuẩn bị cho muà xuân tới.
Về y lý cần nhớ những sự vật tương ứng với ngũ hành như sau:
MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY.
Can – tâm – tỳ – phế – thận
Đởm – tiểu trường – vị – đại trường – bàng quang.
Cân – mạch – nhục – bì – cốt.
Nộ (giận), hỷ (mừng), tư (nghĩ), bi (buồn), kinh (sợ).
Phong (gió), nhiệt (nóng), thấp (ướt), táo (khô), hàn (lạnh).
Giữa các hành có 2 quan hệ sau:
– Quan hệ tương sinh (hỗ trợ – giúp đỡ):
Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.
– Quan hệ tương khắc (ức chế, điều tiết):
Mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc.
● THẤT TÌNH: NGUYÊN NHÂN NỘI THƯƠNG
THẤT TÌNH (7 tình huống)
Hỷ (mừng) – Nộ (giận) – Ai (thương xót) – Tư (lo nghỉ) – Ưu (buồn rầu, lo lắng)-
Khủng (sợ hãi) –
Kinh (hoảng loạn)
MỪNG: thì khí bị tán – mừng quá thương tâm.
lưu ý: ”thương = hại”.
– GIẬN: thì khí nghịch – giận quá thương can.
– LO: thì khí bị hãm – lo quá hại phổi.
– NGHĨ: thì khí bị kết – nghĩ nhiều hại tỳ vị.
– SỢ: thì khí bị khiếp – sợ hại thương thận.
– KINH: thì khí bị loạn – kinh hoãng hại đởm.
– THƯƠNG: Thì khí bị hao.
● LỤC KHÍ: NGUYÊN NHÂN NGOẠI CẢM
Lục khí là:
PHONG (gió) – HÀN (lạnh) – THỬ (nắng) – THẤP (ẩm ướt) – TÁO (khô ráo) – HOẢ (lửa, nóng).
– HÀN hại khí thì run.
– THỬ hại khí thì nóng bức.
– TÁO hại khí thì bí kết.
– THẤP hại khí thì phù thũng.
– PHONG hại khí thì đau. nhức.
– HOẢ hại khí thì loá, mờ mắt.
☆☆☆
● NGŨ TẠNG BỊNH CƠ
– Bệnh ghẻ phát ngứa đều thuộc TÂM.
– Bệnh phong làm xây xẩm đều thuộc CAN.
– Bệnh thấp làm đầy trướng đều thuộc TỲ.
– Bệnh về uất hơi đều thuộc PHẾ.
– Bệnh lạnh dẫn phát đều thuộc THẬN.
● NGŨ LÃO SỞ THƯƠNG
– Nhìn lâu hại huyết
– Nằm lâu hại khí
– Ngồi lâu hại thịt
– Đứng lâu hại xương
– Đi lâu hại gân
● TỨ CHẨN
LÀ 4 phép xem xét hay 4 phép khám để biết bệnh.
– VỌNG CHẨN: trông , nhìn hình sắc, điệu bộ…
– VĂN CHẨN: là nghe ngóng âm thanh, hơi thở, ý tứ…
– VẤN CHẨN: là hỏi rõ căn bệnh, trạng chứng.
– THIẾT CHẨN: Là xét đoán bộ mặt.
Vọng – văn – vấn – thiết tuy có sếp thứ tự trước sau đó là nói:
Trước tiên ta nhìn hình sắc người bệnh (vọng).
Rồi nghe tiếng nói (văn)
Hỏi thêm căn bệnh (vấn).
Sau cùng mới thiết mạch (thiết).
Hầu như thứ tự này không thể đảo lộn.
Nhưng chỉ cần biết rằng VỌNG là sơ khởi còn THIẾT là tối hậu. Vọng, văn, vấn có thể linh động trong chung một lúc, hay thiết mạch có thể cùng vọng văn vấn cũng được. Miễn là người thầy thuốc có đủ khả năng, tinh thần và tài nghệ.
Phép TỨ CHẨN là là công việc đầu của người thầy thuốc và là chủ chốt rất cần thiết khi khám bệnh và điều trị. Người làm công việc khám và điều trị phảỉ sử dụng cả ngũ quan của mình:
– THỊ GIÁC thần kinh để xem xét.
– THÍNH GIÁC thần kinh để nghe ngóng.
– KHẨU GIÁC thần kinh để hỏi đáp.
– XÚC GIÁC thần kinh để chẩn đoán.
– KHỨU GIÁC thần kinh để đánh hơi.
Mặc dù ngày nay đã văn minh hay sau này còn văn minh đến cực độ, mãi mãi trước sau vẫn lấy TỨ CHẨN làm căn bản để thi dụng trong việc trị bệnh. Không thể chê bỏ được bởi đó chính là bộ môn khoa học tinh kỳ, giao hoà với âm dương, ứng với ngũ hành, đối chiếu với kinh lạc tạng phủ của con người, có kỷ cương, có đạo lý, uyên thâm mà phong phú vô tận.
● NGŨ SẮC:
Đỏ, xanh, trắng, vàng, đen đó là những màu sắc có thần khí hiện lên trên sắc diện mỗi người.
– Đỏ thì đỏ tươi.
– Xanh thì xanh láng.
– Trắng thì trắng bóng.
– Đen thì đen nhánh.
– Vàng thì vàng tươi.
– Nếu trên gương mặt thể hiện rõ nét ngũ sắc, có thần có khí, thì bệnh nhân có sức sống động, bệnh không nguy kịch, và ngược lại.
● NHÌN TOÀN BỘ MẶT
– Mặt đỏ hồng là phong.
– Mặt tái xanh là đau bụng.
– Mặt trắng lợt là hàn.
– Mặt thẳm đen là lao.
– Mặt vàng là đại tiểu tiện khó khăn.
● NHÌN MŨI
– Đầu mũi bình thường đỏ và ngứa là phong nhiệt.
– Bất thường đỏ là bệnh nặng.
– Đầu mũi xanh là đau bụng.
– Đầu mũi trắng là mất máu.
– Đầu mũi đen là trong người tích nhiều nước.
– Đầu mũi vàng là trong bụng lạnh.
● NHÌN: MÔI, MIỆNG, LƯỠI
môi dưới tự nhiên thâm đen là tỳ , thận hàn
– Môi đỏ là tâm, vị nhiệt.
– Lưỡi sưng to đầy trong miệng nói không ra tiếng là ”trùng thiệt”.
Ăn uống không tiêu.
– Lưỡi sưng trong miệng mà cứng là ”mộc thiệt” làm khó thở.
– Đầu lưỡi nhọn và đỏ, đỏ cả hai môi là tâm nhiệt.
– Lưỡi cứng lưỡi co rụt là nguy chứng.
– Giữa lưỡi trũng xuống chung quanh lưỡi như răng cưa là bệnh bất trị.
– Phía trên và phía dưới lưỡi phồng lên như bong bóng là bệnh bất trị.
● NHÌN MẮT
– Mắt đỏ sưng là can nhiệt.
– Mắt không đỏ nhưng nước mắt sống chảy ra hoài là can huyết hư.
– Mí mắt dưới phía trong trắng lợt là can huyết hư hàn.
● NHÌN CHUNG HÌNH SẮC TRONG LÚC BỆNH NẶNG
– Hơi người xông ra hôi thúi là thịt đã chết.
– Lưỡi rụt, bìu dái xăn là can đã tuyệt.
– Miệng há hốc là tỳ đã tuyệt.
– Tóc dựng đứng, da thịt và xương khô là thận đã tuyệt
– Vành mắt trũng xuống, mồ hôi ra từng giọt trên mắt dính lại không rớt xuống là dương khí tuyệt.
– Móng tay, móng chân biến sắc xanh là can, thận tuyệt.
Phương pháp đông y nói chung và y học dân tộc nói riêng đã có nhiều mặt đúng đắn, khoa học, nên trải qua nhiều thử thách vẫn luôn đóng vai trò quan trọng…!